Quy trình Công nghệ Chế tạo chi tiết dạng Càng

Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng Càng là một trong 5 dạng chi tiết điển hình trong cơ khí, bao gồm: Chi tiết dạng hộp, chi tiết dạng trục, chi tiết dạng càng, chi tiết dạng bạc  chi tiết dạng đĩa. Nắm vững được những đặc điểm trong kết cấu, tính năng sử dụng và sẽ giúp bạn dễ dàng lập quy trình công nghệ gia công của từng dạng chi tiết, hỗ trợ cho môn đồ án cũng như thiết kế trong công việc.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết nhất cho việc thiết kế và gia công chi tiết dạng Càng. Hãy cùng theo dõi và lưu lại bài viết để tiện sử dụng nhé.

Chi tiết dạng Càng là gì?

Chi tiết dạng càng là những chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản cần gia công đạt độ chính xác cao mà đường tâm của chúng song song hoặc tạo với nhau một góc.

Chức năng của chi tiết dạng càng

Biến chuyển động thẳng thành chuyển động quay (động cơ ) hoặc làm cơ cấu thay đổi tỷ số truyền trong hộp số (càng gạt).

Tính năng và công dụng của chi tiết dạng Càng thực tế

Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết dạng Càng

  • Kích thước lỗ cơ bản được gia công đạt cấp chính xác 7 ÷ 9, Ra = 0,63 ÷ 0,32
  • Độ không song song các tâm lỗ cơ bản đạt 0,03 ÷ 0,05 mm /100mm bán kính
  • Độ không vuông góc các tâm lỗ so với mặt đầu 0,05 ÷ 0,1 mm/ 100mm bán kính
  • Độ không song song của mặt đầu các lỗ cơ bản khoảng 0,05 ÷ 0,25 mm/ 100mm bán kính mặt đầu
  • Các rãnh then được gia công đạt cấp chính xác 8 ÷ 10, Rz = 10 ÷ 40
  • Các bề mặt làm việc nhiệt luyện đạt độ cứng 50 ÷ 55 HRC

Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết dạng Càng

  • Có độ cứng vững cao
  • Chiều dài của các lỗ nên bằng nhau và các mặt đầu của chúng cùng nằm trên mặt phẳng để tiện gá đặt
  • Kết cẩu của càng nên đối xứng qua một mặt phẳng nào đó
  • Kết cấu của càng phải thuận tiện cho việc gia công nhiều chi tiết Hình dáng của càng phải thuận tiện cho việc chọn chuẩn

Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng Càng

Chuẩn định vị chi tiết dạng Càng

Chi tiết càng luôn phải được đảm bảo độ chính xác và vị trí tương quan:
  • Các lỗ và mặt (độ vuông góc)
  • Các lỗ với lỗ (độ song song, khoảng cách tâm)
  • Các mặt với các mặt (song song, khoảng cách)

Trình tự gia công chi tiết dạng Càng

  • Gia công mặt đầu
  • Gia công thô và tinh các lỗ cơ bản Gia công các lỗ khác (ren, dầu…)
  • Cân bằng trọng lượng (nếu cần)
  • Kiểm tra

Biện pháp công nghệ các nguyên công chính chi tiết Càng

Gia công mặt đầu chi tiết Càng



Gia công thô và tinh lỗ cơ bản chi tiết Càng

 

Gia công lỗ không cơ bản và vị trí khác chi tiết Càng


Gia công các vị trí khác chi tiết Càng


 

Kiểm tra chi tiết Càng


Kiểm tra đường kính lỗ cơ bản: sử dụng calip, đồng hồ đo lỗ


Khoảng cách tâm lỗ cơ bản

 


Độ không song song các lỗ cơ bản


Độ vuông góc giữa đường tâm và mặt đầu : đồng hồ so và đồ gá chuyển dùng.



TOP đồ án mẫu dạng Càng được tìm kiếm nhiều nhất:

Mới hơn Cũ hơn