Quy trình Công nghệ Chế tạo chi tiết dạng Bạc

Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng bạc là một trong 5 dạng chi tiết điển hình trong cơ khí, bao gồm: Chi tiết dạng hộp, chi tiết dạng trục, chi tiết dạng càng, chi tiết dạng bạcchi tiết dạng đĩa. Nắm vững được những đặc điểm trong kết cấu, tính năng sử dụng và sẽ giúp bạn dễ dàng lập quy trình công nghệ gia công của từng dạng chi tiết, hỗ trợ cho môn đồ án cũng như thiết kế trong công việc. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết nhất cho việc thiết kế và gia công chi tiết dạng Bạc. Hãy cùng theo dõi và lưu lại bài viết để tiện sử dụng nhé.

Chi tiết dạng Bạc là gì?

Chi tiết dạng Bạc là những chi tiết có dạng trụ rỗng, mỏng có tác dụng làm tăng tuổi thọ các chi tiết chuyển động quay hoặc tịnh tiến.

Hình ảnh chi tiết dạng Bạc thực tế

Phân loại các chi tiết dạng Bạc 

  • Bạc loại trơn
  • Bạc loại có gờ hoặc bích
  • Bạc loại có xẻ rãnh
  • Bạc mỏng có xẻ rãnh
  • Bạc có lỗ hình côn

 


Yêu cầu kỹ thuật của những chi tiết dạng Bạc

  • Độ chính xác bề mặt ngoài có thể đạt cấp 7 ÷ 10
  • Độ chính xác bề mặt lỗ đạt cấp 7, cấp 10, hoặc cấp 5 (yêu cầu chính xác cao)
  • Độ đồng tâm mặt ngoài và mặt lỗ thuông thường đạt > 0.15mm
  • Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ khoảng 0.1 ÷ 0.2 mm/ 100mm bán kính.
  • Độ nhám bề mặt
  • Với mặt ngoài Ra = 2.5
  • Mặt lỗ Ra = 2.5 ÷ 0.63 (tùy theo yêu cầu), đôi khi Ra = 0.32 Mặt đầu Rz = 40 ÷ 10, có khi cần Ra = 2.5 ÷ 1.25

Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi chi tiết dạng Bạc

Vật liệu

Có thể sử dụng vật liệu như thép, đồng, gang, chất dẻo hoặc gốm

Phương pháp chế tạo phôi

  • Bạc có đường kính D < 20 có thể dùng phôi thanh định hình, thép thanh cán nóng, phôi đúc (đồng, gang)
  • Bạc có đường kính D >20 phôi ống hoặc phôi có lỗ đúc sẵn
  • Bạc có thành mỏng dùng đồng thau hoặc đồng đỏ, hay dùng đồng là cuốn lại.
  • Với bạc có yêu cầu làm việc lâu dài dùng hợp kim xốp, thấm dầu để tăng khả năng bôi trơn khi làm việc
  • Với bạc rất nhỏ nhẹ có thể làm bằng chất dẻo, gốm (thiêu kết)

Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết dạng Bạc

  • Chi tiết bạc khi thiết kế cần chú ý đến đặt trưng tỷ số kích thước giữa đường kính và chiều dài L/D = 0.5 ÷ 3.5
  • Tùy theo yêu cầu làm việc, bạc cần đơn giản, dễ gia công
  • Chiều dày bạc không quá mỏng sẽ gây khó khăn cho việc kẹp chặt khi gia công

Quy trình công nghệ gia công chi tiết Bạc

Chuẩn định vị chi tiết dạng Bạc

Trình tự gia công chi tiết dạng Bạc

1. Gia công cắt mặt chính ( mặt ngoài, mặt trong và mặt đầu)
2. Khoan các lỗ phụ
3. Gia công các mặt định hình
4. Nhiệt luyện
5. Gia công tinh các lỗ, mặt ngoài
6. Đánh bóng các bề mặt có yêu cầu độ bóng cao
7. Kiểm tra

Biện pháp công nghệ các nguyên công chính chi tiết Bạc

Gia công các bề mặt chính chi tiết bạc

Tùy theo dạng phôi và quy mô sản xuất để quyết dịnh máy và phương pháp gia công:

- Dạng phôi thanh: Sử dụng máy tiện vạn năng (sản lượng ít), máy tự động rơ vôn ve (sản lượng cao) với trình tự : tiện mặt đầu, khoan lỗ, tiện mặt ngoài, doa thô, cắt đứt
- Dạng phôi đúc hoặc rèn từng chiếc: trên máy tiện cụt, đứng (chi tiết lớn, sản lượng ít), máy nhiều trục nhiều dao (sản lượng lớn)
- Dạng phôi ống: giống phôi thanh (không có nguyên công khoan lỗ)

Đặc điểm trong kết cấu chi tiết dạng Bạc

Gia công các lỗ phụ chi tiết bạc

Các lỗ tra dầu, lỗ ren thì dùng ngoài, hoặc mặt trong kết hợp với mặt đầu để định vị (sử dụng máy khoan đứng, máy khoan có đầu rơ vôn ve)

Gia công thô và tinh các mặt định hình trong và ngoài chi tiết bạc

Gia công Rãnh then

- Rãnh trong gia công trên máy xọc (số lượng ít), máy chuốt (số lượng lớn)
- Rãnh ngoài gia công trên máy phay ngón, phay đĩa (như chi tiết trục)

Gia công Rãnh dầu

- Theo phương pháp tiện chép hình, hoặc phay chép hình (rãnh trên mặt ngoài bạc)
- Chủ yếu gia công lại các bề mặt chính ngoài, và trong với mặt ngoài sử dụng phương pháp mài.

TOP đồ án mẫu dạng Bạc được tìm kiếm nhiều nhất:

Mới hơn Cũ hơn